Tiếng việt
English

Một số thông tin cần biết khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1.  Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này;
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
2. Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký khi sử dụng, tuy nhiên để tránh các trường hợp có khả năng tranh chấp sau này hoặc bị các chủ kiểu dáng công nghiệp khác khởi kiện do nhầm lẫn hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp nên tiến hành xác lập quyền sở hữu của mình càng sớm càng tốt;
Quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đối với các kiểu dáng công nghiệp, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ;
Các quy định pháp luật hiện nay về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và tính mới chưa bộc lộ, để chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn. Hay nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người nộp đơn khác nhau cùng đăng ký các kiểu dáng công nghiệp đã bộc lộ tính mới, trùng hoặc tương tự, người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định của pháp luật;
Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư triển khai sản xuất hàng loạt hoặc chuyển giao cho người khác.
3.  Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
  Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 
Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng. 
Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. 
Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. 
4. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ?
  Hiệu lực theo lãnh thổ: kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ ở nước nào thì về nguyên tắc phải đăng ký ở nước đó.
  Hiệu lực theo thời gian: Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (văn bằng bảo hộ) có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn tối đa 02 lần mỗi lần 5 năm. Do đó nếu không có gì thay đổi thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tối đa là 15 năm
  Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
5. Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do ai cấp?
  Theo quy định của Khoản 2 Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ “2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp”. Cụ thể Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thẩm định và văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
6. Những tổ chức nào được Cục sở hữu trí tuệ cho phép làm đại diện sở hữu công nghiệp?
Những tổ chức đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ được phép (và có đủ tư cách) làm đại diện sở hữu công nghiệp;
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trích Điều 154 Luật Sở Hữu Trí Tuệ). Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: (i) Là doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; (ii) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; (iii) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
Công ty Sở hữu trí tuệ Đông Dương là đơn vị được phép (và có đủ tư cách) làm đại diện sở hữu công nghiệp, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đại diện sở hữu công nghiệp theo quyết định số 3566/QĐ-SHTT.

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Một số thông tin cần biết khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Một số thông tin cần biết khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Một số thông tin cần biết khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

10/ 10 - 3351 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 3197
Hình ảnh trụ sở

        Bảng hiệu công ty

Hỗ trợ nhanh

Ms.Tiên/Ms Quyên

phone0938 373 373

Đường đến Đông Dương
Bản đồ
Đăng ký nhận bản tin

© Copyright by  www.dangkynhanhieu.net.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng